Chuyên bán: Bột lông vũ Việt Nam 80 đạm. LH 0975.005.303 (Zalo)

Theo Hội đồng chất béo và protein gia cầm (PPFC), một nhóm chuyên gia chăn nuôi gia cầm trực thuộc Hiệp hội Xuất khẩu trứng và thịt gia cầm Mỹ đánh giá: BỘT LÔNG VŨ đang được coi là một nguồn protein tự nhiên chất lượng cao và có thể sử dụng trong khẩu phần ăn của tất cả các loại vật nuôi, không riêng gia súc hay gia cầm. Chúng có khả năng thay thế một lượng tương đối lớn các nguồn protein khác trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm và thủy sản vì đây là nguồn sulfur rất giàu axit amin

BỘT LÔNG VŨ là một sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi gia cầm và được người chăn nuôi sử dụng làm nguyên liệu thức ăn từ rất lâu đời. Tuy nhiên, hàm lượng protein của Bột lông vũ lại được đánh giá gần như “hoàn hảo” trong khả năng thay thế bột cá ở nhiều khẩu phần ăn khác nhau. Ngoài ra, chất béo trong Bột lông vũ chứa nhiều axit béo có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng thiết yếu của các loại thức ăn gia cầm.

BỘT LÔNG VŨ còn nhiều công dụng tốt mà ngành chăn nuôi vẫn chưa khám phá và biết cách tận dụng. Nhóm này từng đưa ra phân tích về giá trị của protein bột lông vũ trong chăn nuôi và cả đối với gia súc nhai lại, ở bò cao gấp 2 lần khô dầu đậu tương và khẳng định, bột lông vũ cũng là nguồn dưỡng chất thích hợp trong chăn nuôi bò sữa. Những nghiên cứu này đã thay đổi vị trí của bột lông vũ trên thị trường thức ăn chăn nuôi và đưa bột lông vũ trở thành nguồn thức ăn có giá trị siêu dinh dưỡng

Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, sử dụng Bột lông vũ trong thức ăn chăn nuôi còn giải quyết vấn đề về mặt môi trường khi ngành chăn nuôi gia cầm phát triển ngày một tăng. DO VẬY, tiềm năng sử dụng Bột lông vũ làm nguồn thức ăn cung protein trong chăn nuôi ở Việt Nam là rất lớn
………………………………………………………………………….
Thành phần dinh dưỡng:
+ Đạm: 80%
+ Béo: 5.4%
+ Xơ: 1.2%
+ Độ ẩm: 10%
+ Màu sắc: màu vàng xám (màu chuẩn hàng Việt Nam)
+ Hàng không chứa hóa chất độc hại , không nhiễm melamine
……………………………………………………………………………
Khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hê: Mr Thuận – 0931.23.08.87 (Zalo)

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 7/2018

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 7/2018
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm 2018 chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung ổn định, dịch bệnh được kiểm soát.  Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2018 ước đạt 44 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 305 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sáu tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm đạt 19,4 triệu USD, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 5,3% thị phần; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 1,7 triệu USD và 21,3 triêu USD, giảm 63,9% và giảm 56,4% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu phụ phẩm sau giết mổ và sữa và các sản phẩm từ sữa tăng lần lượt là 2,4% và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2017 và thị phần chiếm lần lượt là 54,3% và 23.2%. Chăn nuôi lợn những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng từ tháng Tư giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại và hiện đang ở mức 46.000 đồng/kg – 50.000 đồng/kg, là mức giá người chăn nuôi có lãi. Tính đến tháng Bảy, đàn trâu cả nước giảm 1,2%; đàn bò tăng 2,3%; đàn gia cầm tăng 5,4%; đàn lợn giảm 2,8%. Đến ngày 25/7/2018, cả nước không còn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Cụ thể:
Chăn nuôi trâu, bò:
Theo số liệu ước tính của TCTK, tính đến tháng 7, tổng đàn trâu của cả nước giảm 1,2%, tổng đàn bò tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi lợn:
Giá lợn hơi ổn định và có lãi cho người chăn nuôi, tuy nhiên nhiều hộ chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tăng đàn. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn lợn cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm trong tháng phát triển tốt, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật cho hiệu quả cao, thị trường tiêu thụ gia cầm ổn định, giá bán ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm 2017.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 31/07/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
 Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm Gia cầm.
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch  LMLM.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (văn bản số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Trong tháng 7/2018, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng. Tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc, giá lợn hơi xuất chuồng lập đỉnh mới chạm mốc 56.000 đ/kg, tăng 3.000 – 5.000 đ/kg so với tháng trước. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua, còn so với năm 2017, giá thịt lợn ở thời điểm này đã tăng gấp đôi. Giá lợn hơi tại Phổ Yên (Thái Nguyên), Hải Hậu (Nam Định), Khoái Châu (Hưng Yên), Ứng Hòa (Hà Nội), Hải Dương, Quảng Ninh đạt mức cao nhất là 56.000 đ/kg đối với lợn siêu đẹp, có trọng lượng trên 100kg /con. Giá lợn hơi tại Ninh Bình tăng 5.000 đ/kg lên mức 55.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh dao động ở mức 53.000 – 54.000 đ/kg, tăng 3.000 – 4.000 đ/kg so với tháng trước. Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam ổn định. Tại tỉnh Bạc Liêu giá lợn hơi là 46.000 đ/kg, tại Tiền Giang, giá lợn hơi từ 47.000 – 48.000 đ/kg, còn Đồng Nai giá lợn hơi hiện khoảng 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tăng là do nhu cầu thị trường, còn nguồn cung thì không thiếu. Các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài và các trang trại chăn nuôi lớn vẫn còn lượng lợn khá nhiều, đủ sức đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giá trứng gia cầm có xu hướng tăng so với tháng trước đó. Tại các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL, giá thu mua trứng gà tại trại tăng 50 đ/quả lên 2.150 – 2.250 đ/quả. Giá thu mua trứng vịt tại trại tăng 150 – 200 đ/quả lên 2.400 – 2.650 đ/quả. Giá trứng tăng do nguồn cung giảm trong bối cảnh mùa Trung thu đang cận kề nên nhiều đơn vị đã bắt đầu gom hàng để chế biến bánh Trung thu. Giá thu mua gà thịt tại khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL tăng 4.000 – 6.000 đ/kg lên mức 34.000 đ/kg. Giá thu mua gà thịt lông màu tại hai khu vực này tăng 2.000 – 3.000 đ/kg lên 33.000 đ/kg.
Dự báo, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nay tới cuối năm vẫn tốt. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu, trong đó có sản phẩm thịt lợn đã có nhiều khởi sắc.
THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu NK:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7/2018 ước đạt 218 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 2,,2 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2018 là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 32,9%, 16,2% và 14,5%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Braxin (gấp 4,2 lần), Hoa Kỳ (+90,7%) và Trung Quốc (+47,4%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017 là thị trường Italia (-43,2%), thị trường Áchentina (-21,3%) và thị trường Indonesia (-16,8%).
Đậu tương NK:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 314 nghìn tấn với giá trị 138 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1,15 triệu tấn và 504 triệu USD, tăng 12,4% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Ngô NK:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 5,22 triệu tấn và giá trị đạt 1,06 tỷ USD, tăng 23,3% về khối lượng và tăng 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 52,4% và 9,6% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 là thị trường Ấn Độ (gấp hơn 39 lần) và Achentina (+42,7%). Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan với mức giảm là 78,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Lúa mì NK:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2018 đạt 363 nghìn tấn với giá trị đạt 85 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 3,13 triệu tấn và 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 6 tháng đầu năm 2018 là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 46,5%, 29,4% và 8,3%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu lúa mì tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2017 là thị trường Nga (gấp 27,2 lần ) và thị trường Hoa Kỳ (gấp 19,6 lần).
 Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 7 năm 2018 ước đạt 108 nghìn tấn với giá trị đạt 52 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,6 triệu tấn và 595 triệu USD, giảm 30,4% về khối lượng nhưng tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,8% thị phần, giảm 27,2% về khối lượng nhưng tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 7/2018

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CẢ NƯỚC THÁNG 7/2018
TÌNH HÌNH CHUNG
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm 2018 chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung ổn định, dịch bệnh được kiểm soát.  Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 7 năm 2018 ước đạt 44 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 305 triệu USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sáu tháng đầu năm 2018 giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm chiếm đạt 19,4 triệu USD, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 5,3% thị phần; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bò và lợn đạt 1,7 triệu USD và 21,3 triêu USD, giảm 63,9% và giảm 56,4% so với cùng kỳ năm 2017. Giá trị xuất khẩu phụ phẩm sau giết mổ và sữa và các sản phẩm từ sữa tăng lần lượt là 2,4% và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2017 và thị phần chiếm lần lượt là 54,3% và 23.2%. Chăn nuôi lợn những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng từ tháng Tư giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại và hiện đang ở mức 46.000 đồng/kg – 50.000 đồng/kg, là mức giá người chăn nuôi có lãi. Tính đến tháng Bảy, đàn trâu cả nước giảm 1,2%; đàn bò tăng 2,3%; đàn gia cầm tăng 5,4%; đàn lợn giảm 2,8%. Đến ngày 25/7/2018, cả nước không còn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Cụ thể:
Chăn nuôi trâu, bò:
Theo số liệu ước tính của TCTK, tính đến tháng 7, tổng đàn trâu của cả nước giảm 1,2%, tổng đàn bò tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi lợn:
Giá lợn hơi ổn định và có lãi cho người chăn nuôi, tuy nhiên nhiều hộ chăn nuôi vẫn thận trọng trong việc tăng đàn. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn lợn cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2017.
Chăn nuôi gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm trong tháng phát triển tốt, các mô hình chăn nuôi quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật cho hiệu quả cao, thị trường tiêu thụ gia cầm ổn định, giá bán ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Ước tính đến tháng 7, tổng đàn gia cầm cả nước tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm 2017.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 31/07/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
 Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm Gia cầm.
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch  LMLM.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (văn bản số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC
Trong tháng 7/2018, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng. Tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc, giá lợn hơi xuất chuồng lập đỉnh mới chạm mốc 56.000 đ/kg, tăng 3.000 – 5.000 đ/kg so với tháng trước. Đây được xem là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua, còn so với năm 2017, giá thịt lợn ở thời điểm này đã tăng gấp đôi. Giá lợn hơi tại Phổ Yên (Thái Nguyên), Hải Hậu (Nam Định), Khoái Châu (Hưng Yên), Ứng Hòa (Hà Nội), Hải Dương, Quảng Ninh đạt mức cao nhất là 56.000 đ/kg đối với lợn siêu đẹp, có trọng lượng trên 100kg /con. Giá lợn hơi tại Ninh Bình tăng 5.000 đ/kg lên mức 55.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, giá lợn hơi tại Hà Tĩnh dao động ở mức 53.000 – 54.000 đ/kg, tăng 3.000 – 4.000 đ/kg so với tháng trước. Giá lợn hơi tại các tỉnh miền Nam ổn định. Tại tỉnh Bạc Liêu giá lợn hơi là 46.000 đ/kg, tại Tiền Giang, giá lợn hơi từ 47.000 – 48.000 đ/kg, còn Đồng Nai giá lợn hơi hiện khoảng 50.000 đ/kg. Giá lợn hơi tăng là do nhu cầu thị trường, còn nguồn cung thì không thiếu. Các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài và các trang trại chăn nuôi lớn vẫn còn lượng lợn khá nhiều, đủ sức đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giá trứng gia cầm có xu hướng tăng so với tháng trước đó. Tại các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL, giá thu mua trứng gà tại trại tăng 50 đ/quả lên 2.150 – 2.250 đ/quả. Giá thu mua trứng vịt tại trại tăng 150 – 200 đ/quả lên 2.400 – 2.650 đ/quả. Giá trứng tăng do nguồn cung giảm trong bối cảnh mùa Trung thu đang cận kề nên nhiều đơn vị đã bắt đầu gom hàng để chế biến bánh Trung thu. Giá thu mua gà thịt tại khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL tăng 4.000 – 6.000 đ/kg lên mức 34.000 đ/kg. Giá thu mua gà thịt lông màu tại hai khu vực này tăng 2.000 – 3.000 đ/kg lên 33.000 đ/kg.
Dự báo, tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ nay tới cuối năm vẫn tốt. Đặc biệt, thị trường xuất khẩu, trong đó có sản phẩm thịt lợn đã có nhiều khởi sắc.
THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu NK:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7/2018 ước đạt 218 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 2,,2 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2018 là Achentina, Hoa Kỳ, và Brazil, chiếm thị phần lần lượt là 32,9%, 16,2% và 14,5%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Braxin (gấp 4,2 lần), Hoa Kỳ (+90,7%) và Trung Quốc (+47,4%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng này giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017 là thị trường Italia (-43,2%), thị trường Áchentina (-21,3%) và thị trường Indonesia (-16,8%).
Đậu tương NK:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 314 nghìn tấn với giá trị 138 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị đậu tương nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 1,15 triệu tấn và 504 triệu USD, tăng 12,4% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Ngô NK:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2018 đạt 333 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị ngô nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 5,22 triệu tấn và giá trị đạt 1,06 tỷ USD, tăng 23,3% về khối lượng và tăng 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 52,4% và 9,6% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 là thị trường Ấn Độ (gấp hơn 39 lần) và Achentina (+42,7%). Thị trường có giá trị nhập khẩu mặt hàng ngô giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 là Thái Lan với mức giảm là 78,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Lúa mì NK:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2018 đạt 363 nghìn tấn với giá trị đạt 85 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 đạt 3,13 triệu tấn và 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Ba thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 6 tháng đầu năm 2018 là Nga, Úc và Canada với thị phần lần lượt là 46,5%, 29,4% và 8,3%. Các thị trường có giá trị nhập khẩu lúa mì tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2017 là thị trường Nga (gấp 27,2 lần ) và thị trường Hoa Kỳ (gấp 19,6 lần).
 Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 7 năm 2018 ước đạt 108 nghìn tấn với giá trị đạt 52 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,6 triệu tấn và 595 triệu USD, giảm 30,4% về khối lượng nhưng tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 87,8% thị phần, giảm 27,2% về khối lượng nhưng tăng 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.